Hòa giải là một quy trình mang tính chất bí mật và tự nguyện, trong đó một bên thứ ba hoạt động trung lập (hòa giải viên) tạo điều kiện và thiết lập sự giao tiếp giữa các bên tranh chấp, thúc đẩy việc giải quyết và giúp các bên đạt được một thỏa thuận chung được chấp nhận.
Hòa giải thương mại là gì?
Hòa giải là một quy trình mang tính chất bí mật và tự nguyện, trong đó một bên thứ ba hoạt động trung lập (hòa giải viên) tạo điều kiện và thiết lập sự giao tiếp giữa các bên tranh chấp, thúc đẩy việc giải quyết và giúp các bên đạt được một thỏa thuận chung được chấp nhận.
Trong rất nhiều các phương thức giải quyết tranh chấp hiện có, câu hỏi đặt ra là tại sao bạn nên cân nhắc tới phương pháp hòa giải?
Hòa giải đạt được hiệu quả: Trong phương thức hòa giải thương mại, bạn nắm quyền kiểm soát quá trình này so với phương thức tố tụng ngay cả đối với các vụ tranh chấp có cơ sở rõ ràng cũng không chắc chắn đã thành công. Ngược lại, quy trình tố tụng tại Tòa án luôn khó lường trước, luôn có bên thắng kiện và bên thua kiện với các biện pháp giải quyết không khéo léo và hạn chế.
Hòa giải tốn ít thời gian và chi phí: Nếu phương thức hòa giải có hiệu quả, bạn có thể tránh được các rủi ro gây ra bởi quy trình tố tụng tại tòa án như khó lường trước, chi phí tốn kém và mất thời gian. Các bên có thể đạt được các thỏa thuận thông qua phương thức hòa giải nhanh hơn việc sử dụng các quy trình pháp lý khác. Thậm chí các tranh chấp phức tạp có thể giải quyết bằng hòa giải trong vài ngày, hơn là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Hòa giải là một giải pháp thương mại: Hòa giải đặc biệt hữu ích nếu các bạn mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện có với bên đang có tranh chấp khác. Nếu bạn phải trải qua những nỗi đau và chi phí đối với một tranh chấp giải quyết bằng thủ tục tòa án thì bạn sẽ không thể kết thúc quá trình này mà vẫn có thể tiếp tục làm việc với bên kia. Tính chất của quá trình hòa giải là giữ cho tranh chấp ít tổn hại đến bạn ở mức tối đa và các công việc được tiến hành nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cả hai bên, có nghĩa là không bên nào có cảm giác là bên “thất bại” trong tranh chấp. Các bên vẫn kiểm soát quá trình hòa giải này chứ không phải chỉ là chấp nhận kết quả của một bên thứ ba đó là Thẩm phán. Điều này cho phép mối quan hệ tiếp tục được duy trì trong quá trình hòa giải.
Hòa giải là một quá trình được bảo mật: Bất kỳ trường hợp giải quyết tranh chấp nào bằng con đường Tòa án đều được công bố công khai và trong trường hợp bạn hoặc công ty của bạn có những mặt tiêu cực thì đây là hạn chế có thể làm tổn hại tới uy tín mà một số công ty đã nhận thức được rằng đây là thủ tục tốn kém nhiều chi phí. Các công ty không muốn các tranh chấp của họ bị công khai thường lựa chọn quá trình hòa giải chứ không lựa chọn con đường Tòa án và giảm khả năng bị giới báo chí quan tâm.
Hòa giải là thủ tục không chính thức: tuy nhiên, công tác này không làm giảm đi sự nghiêm túc của quá trình hòa giải nhưng hòa giải là một diễn đàn cởi mở hơn so với thủ tục tại Tòa án. Khách hàng quan tâm tới dịch vụ này bởi vì dịch vụ này có thể giải quyết các tranh chấp của họ theo cách thức mà họ đã quen thuộc đó là đàm phán. Cho dù tranh chấp đó đúng hay sai, một Giám đốc điều hành của doanh nghiệp sẽ không thích bị thẩm tra trước bàn làm chứng.